Di tích Tháp Nhạn tọa lạc trên Núi Nhạn thuộc địa bàn Phường I, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Núi Nhạn có độ cao khoảng 60m so với mực nước biển, chu vi chân núi khoảng 1,5km. Phía Nam Núi Nhạn, tiếp giáp đường Bạch Đằng và Sông Chùa (một phụ lưu của sông Đà Rằng), phía Đông, phía Tây và phía Bắc giáp khu dân cư. Vị trí Tháp Nhạn toạ lạc cách cửa Đà Diễn (cửa sông Đà Rằng đổ ra biển) khoảng 1,5km. Đứng ở mọi vị trí trên địa bàn thành phố Tuy Hòa cũng có thể quan sát thấy Núi Nhạn và di tích Tháp Nhạn.
Tháp Nhạn (ảnh BQLDT)
Núi Nhạn nằm ở trung tâm thành phố Tuy Hòa, do vậy đường đi đến di tích thuận tiện. Các loại phương tiện đường bộ có thể đi đến sát chân Núi Nhạn một cách dễ dàng.
Đường từ chân Núi Nhạn đi lên di tích từ hướng Tây, gồm cả đường đi bộ và đường cho xe ô tô.
Xe điện phục vụ khách tham quan tại Tháp Nhạn ( ảnh BQLDT)
Di tích Tháp Nhạn chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc- nghệ thuật, tín ngưỡng tâm linh.
Lễ Vía Bà diễn ra ở di tích Tháp Nhạn vào tháng Ba (Âm lịch) hằng năm là hoạt động liên quan đến tín ngưỡng thờ Bà Thiên Y A Na nói riêng cũng như tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung.
Chuẩn bị lễ vật (Ảnh : Ban Quản lý di tích)
Chuẩn bị dâng lễ vật (Ảnh : Ban Quản lý di tích)
Chuẩn bị dâng lễ vật (Ảnh : Ban Quản lý di tích)
Dâng lễ vật ( Ảnh Ban Quản lý di tích Tỉnh)
Dâng lễ vật ( Ảnh Ban Quản lý di tích Tỉnh)
Theo quan niệm dân gian ngày 23/3 Âm lịch là ngày lễ Vía Bà (tức là Bà Thiên Y A Na), đây là sinh hoạt tín ngưỡng quan trọng nhất diễn ra hằng năm tại di tích Tháp Nhạn. Thông thường lễ Vía Bà kéo dài từ ngày 20 đến ngày 23/3, trong đó ngày 21/3 là ngày chính lễ. Lễ Vía Bà thu hút một lượng lớn nhân dân trong tỉnh Phú Yên và một số tỉnh lân cận tham gia, trong đó có đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Những người tham gia hành lễ thường tổ chức thành đoàn từ 30 đến 50 người. Hình thức hành lễ là dâng các loại lễ vật, hoa quả mà chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp...
Lễ này cầu cho mưa thuận gió hoà, cuộc sống bình an, vạn vật sinh sôi. Quy trình hành lễ gồm nhiều cấp độ khác nhau, đơn giản là dâng hương lên bàn thờ Mẫu, ngoài dâng hương còn có múa bóng, hầu đồng, phát lộc...
Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết: "Tín ngưỡng Mẫu ở đây là vấn đề lớn của văn hoá đại đồng, nhưng phải nhờ sự phong phú của các tiểu dị để cho cái đại đồng ấy nổi bật lên, nó cố kết lại và nó làm nên một sự thống nhất có giá trị quý báu".
Lễ Vía Bà được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Ban quản lý di tích tỉnh phối hợp với một số đơn vị chức năng trong Sở và trong tỉnh quản lý, hướng dẫn hành lễ.
Trần Thị Ngọc Huyền
Ban QLDT Tỉnh
Các tin cùng chuyên mục:
- Phát huy giá trị di sản văn hóa phát triển du lịch Phú Yên
- Ghềnh Đá Đĩa | Tuyệt Tác Của Thiên Nhiên Phú Yên | Cảnh Đẹp Việt Nam | Flycam 4K
- Ngắm Trọn Phú Yên Thanh Bình Tươi Đẹp (Phần 2) | VTV Review
- Ngắm Trọn Phú Yên Thanh Bình Tươi Đẹp (Phần 1) | VTV Review
- Hành trình khám phá Phú Yên, xứ sở Hoa Vàng Cỏ Xanh cùng hoa hậu Đỗ Mỹ Linh
Liên kết hệ thống phần mềm
Liên kết các website
Thống kê truy cập